_chitietbaiviet

Múa lân sư rồng | Đặc sản không thể thiếu trong ngày Tết

 

Theo quan niệm của người Á Đông, lân-sư-rồng tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc, hanh thông và khơi mở cho những điềm lành trong năm mới. Vì thế, mỗi dịp Tết đến, xuân về, hoạt động múa Lân Sư Rồng diễn ra sôi nổi với khát vọng cầu hạnh phúc, trường thọ, sung túc và gia đình đầm ấm. Múa Lân Sư Rồng luôn ẩn chứa những nét tinh tế, thú vị, lôi cuốn cả vận động viên lẫn khách thưởng lãm.

 

Mục lục bài viết

1. Nguồn gốc của múa Lân Sư Rồng

   1.1 Nguồn gốc của múa rồng

   1.2 Nguồn gốc của múa lân

2. Ý nghĩa của các tiết mục múa lân trong ngày Tết

   2.1 Trống hội khai mạc

   2.2 Thiên long giáng trần

   2.3 Lân lên mai hoa thung

   2.4 Song sư hí hầu

   2.5 Lân lên cây hái lộc

   2.6 Lân du hành (Sông đất)

   2.7 Lân và địa

   2.8 Lân mở dưa hấu

 

1. Nguồn gốc của múa Lân Sư Rồng

 

 

 

1.1 Nguồn gốc múa rồng

 

Hình tượng Rồng: Người xưa tin rằng từ thời Tần Thủy Hòang các vị Hòang Đế tự xem mình là hóa thân từ Rồng 6000 năm trước ở Hà Nam, Trung Quốc đã xuất hiện các biểu tượng về Rồng.

 

Nguồn gốc múa rồng

Trong lăng mộ cổ khai quật có : - Tả Thanh Long, Hửu Bạch Hổ - Ngọc Thanh Long ( hình Rồng mặt Heo ) - Dĩa sành sứ có điêu khắc hình Rồng trên 4000 năm. Từ xa xưa người Việt đã tự xem mình là con Rồng cháu Tiên (theo truyền thuyết Âu Cơ, Lạc Long Quân) Rồng là biểu tượng Quyền lực của các triều đại phong kiến Việt Nam, đứng đầu trong Tứ Linh: Long – Lân – Qui – Phụng

 

Múa Rồng: Từ đời nhà Hán, Trung Quốc đã xuất hiện múa Rồng. Theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc : có một vị thầy thuốc đi khắp nơi để chửa bệnh gặp một ông lão râu tóc dài bạc phơ nhờ khám bệnh, sau khi bắt mạch xong vị Thầy thuốc nói ông không phải là người, nếu là gì thì hãy hiện thân. Ông lão hẹn hai ngày sau gặp tại bờ sông, đúng hẹn vị Thầy thuốc đến điểm hẹn thì gặp một con Rồng. Con Rồng bị một con rít nấp dưới vẩy bên hông cắn làm bị thương, vị Thầy thuốc gấp con rít ra và chữa lành vết thương cho con Rồng. Sau đó Rồng trả ơn vị Thầy thuốc bằng cách thể hiện điệu múa Rồng để cầu mưa Thuận gió hòa (An khang, Thịnh vượng) Người Việt xưa đã có múa Rồng trong các đại lể dưới nhiều hình thức như : rước kiệu Rồng, múa Rồng, đua thuyền Rồng

 

1.2 Nguồn gốc múa lân

 

Theo truyền thuyết của người dân vùng ven biển miền Nam Trung Quốc thì từ xa xưa có một lọai Quái thú đầu to, sừng nhọn, mắt lòi, miệng to bằng cái thúng được gọi là Kỳ Lân thường lên quấy phá dân làng, ăn hết các lòai gia súc. Cho đến một hôm có một Ông Lão râu tóc bạc phơi xuất hiện đến bày cách cho dân làng chống lại quái thú. Mọi người dùng giấy và vải làm thành hình con quái thú rồi trét bột màu vẽ lên để trông thật dữ tợn, đợi đến khi quái thú xuất hiện thì đem con vật làm giả kia ra nhảy múa kèm với tiếng gõ của trống, chiên…tức thì quái thú hoảng hốt chạy mất và không còn bén mảng đến quấy phá dân làng nữa. Ông Lão chính là Bồ Tát hóa thân hiện ra để giúp dân làng. Từ đó vào các ngày Lễ, Hội mọi người đem hình tượng quái thú ra nhảy múa ăn mừng, lâu dần người ta tin rằng Múa Lân đem lại sự may mắn, hoan hỉ nên Múa Lân trở thành tập tục văn hóa của người miền Nam Trung Quốc. Múa Lân được gọi là Múa Nam Sư, còn Múa Sư Tử Thịnh hành ở miền Bắc nên được gọi là Múa Bắc Sư. Từ đó các dịch vụ may in áo múa lân xuất hiện nhằm phục vụ tốt nhất cho đoàn lân sư rồng, đoàn nghệ thuật lân sư rồng. Ở Việt nam Lân là lòai Linh Vật được xếp hàng thứ nhì trong bộ Tứ Linh (Long - Lân - Qui - Phụng) Múa Lân được du nhập vào Việt Nam từ rất xưa theo chân những người Hoa di cư và dần dần trở thành nét Văn Hóa Truyền thống dân gian Việt Nam.

 

2. Ý nghĩa của các tiết mục múa lân trong ngày Tết

 

 

2.1 Trống hội khai mạc

 

Trống là 1 loại hình nhạc cụ không thể thiếu của Lân Sư Rồng, trống thường đánh chung với cồng, chiêng. Âm thanh trống phát ra tiếng đùng đùng và lẻng chẻng.

 

Những ngày tết hay dịp khai trương động thổ thì người ta thường đốt pháo. Nhưng Việt Nam ta đã cấm đốt pháo vào năm 1995 nên từ đó tiết mục trống hội cũng không thể thiếu cho các dịp khai trương. Sẽ cùng đánh theo nhịp nên đòi hỏi điêu luyện của người đánh trống. Tiếng đùng đùng tượng trưng cho tiếng pháo nổ, lẻng xẻng như tiếng đồng tiền rơi điều là những âm thanh báo tin tốt lành. Chính vì thế người ta thường chọn trống hội để bắt đầu 1 nghi lễ hoặc khai mạc chương trình.

 

Thể loại tiết mục :

 

08 trống = Bát – Bát tượng trưng phát tài

09 trống = Cửu – Cửu tượng trưng cho sự vĩnh cửu.

13 trống = Thập Tam – Thập Tam Thái Bảo tượng trưng 13 nhân vật thời xưa

18 trống = Thập Bát – Thập Bát La Hàn tượng trưng 18 nhân vật thời xưa

 

2.2 Thiên Long Giáng Trần

 

Rồng là một loài vật xuất hiện trong Thần Thoại phưong Đông và phương Tây. Trong cả phương Đông lẫn phương Tây, hình ảnh rồng đều được biểu thị cho loài vật huyền thoại có sức mạnh phi trường và may mắn thiêng liêng. Chính vì thế tiết mục múa rồng cũng không thể thiếu trong bộ môn Lân Sư Rồng. Rồng có rất nhiều màu sắc như đỏ, xanh, vàng, bạc …..với mỗi ý nghĩa khác nhau.

Ý nghĩa tiết mục :

Rồng màu đỏ = đem lại sức mạnh cho sự may mắn.

Rồng màu vàng & bạc = đem lại sức mạnh cho sự lợi lộc vàng bạc sung túc, kim ngọc mãn đường

Rồng xanh trời = đem lại sức mạnh cho sự hoà bình, thanh bình.

Rồng có 09 người phối hợp múa trên nền trống hoặc nền nhạc, minh họa ca sĩ và nhóm múa.

Rồng dạ quang yêu cầu diễn trong một vị trị tối và xử dụng đèn dạ quang để làm nổi con rồng lên. Tiết mục dạ quang sẽ không thấy diễn viên mà chỉ là 1 con rồng bay lượn hoành tráng.

Rồng có thể tụ sau khách hàng chụp hình lưu niệm vào lúc cắt băng, xúc cát, và trưng bày trước cổng chào…

 

2.3 Lân Lên Mai Hoa Thung

 

Lân Lên Mai Hoa Thung là tiết mục đặc sắc và công phu nhất trong Lân Sư Rồng. Hai diễn viên cần sự kết hợp hoàn hảo của các yếu tố: sức mạnh, độ chính xác, và cảm xúc của người nghệ sĩ. Các kỹ năng biểu diễn phải đòi hỏi người học phải có một niềm say mê và khổ luyện. Đôi khi để gây ấn tượng cho khán giả, người nghệ sĩ cũng phải đối mặt với không ít những động tác nguy hiểm. 

Ý nghĩa tiết muc:

Con lân vượt bậc nhảy trên các thanh sắt cao để hái lộc ( quýt hoặc cải xanh ) rồi đem về trao lại cho khách hàng…

Quýt = kim với ý nghĩa hoa

Cải xanh = sanh tài với ý nghĩa hoa

 

2.4 Song Sư Hí Hầu

 

Khác với con lân đem lại may mắn thì con sư tử là rất hung dữ, truyền thuyết kể lại rằng thời xa xưa có một con thú dữ đến ngôi làng ăn thịt phá hoại mùa màng. Và một ngày nọ có một người võ tòng đã đi tìm và thu phục con thú dữ đó.

Vào hàng năm người võ tòng dắt con thú dữ đó đến dân làng và đem cho dân làng sự an bình, hanh thông, thái hoà.

Đến thời nay người ta thường sử dụng 2 con vật ( song sư ) để trưng trước các ngân hàng, toà nhà…. Nhằm xua đuổi tà ma và đem lại sự yên bình. Loại hình múa sư tử thường là 2 con múa trên nền trống.

 

2.5 Lân Lên Cây Hái Lộc

 

Lân lên cây hái lộc là loại hình đơn lân phải vượt mọi khó khăn để trèo lên một cây tre dài cao để hái lộc. Với một ý nghĩa là bó cải xanh là sinh tài và thường gọi là lộc trời ban. Con lân sẽ đem bó lộc đó xuống cho thân chủ để đem lại vào trong bàn thờ cúng trong văn phòng … để mang lại cho sự may mắn lộc trời ban tốt đẹp trong công việc. Kích thước cây gồm 6 mét, 8 mét, 9mét.

 

2.6 Lân Du Hành (Sông Đất)

 

Vào các nhà máy, hãng xưởng xí nghiệp, công ty… mới xây dựng hoặc khánh thành thường thì chưa có các tà ma hay chuyện không lành. Và tiết mục lân song đất thường là đắt các khách hành tham quan công ty hoặc lân sẽ múa đi khắp mọi nơi trong cty hãng xưởng. Ý nghĩa là Lân đem may mắn, trống lùng đùng như phong pháo, âm thanh hùng hồn có thể xua đuổi tà ma, tiếng lẻng kẻng như rãi đồng tiền. Để xua đuổi tà ko lành và thay thế vào sự may mắn khắp mọi góc mọi nơi tiền bạc trải đấy nhà, pháo nổ như dẹp đi một năm cũ và đón chào một năm mới tràn về.

 

2.7 Lân Và Địa

 

Truyền thuyết về lân:

Xa xưa, hàng năm vào những ngày Tết, các làng chài ven biển ở Trung Quốc thường bị một loài thủy quái (gọi là Nien, đọc là "niên" - đồng âm với "năm"- tiếng Hoa) hung dữ từ dưới đại dương xâm nhập, phá hoại nhà cửa, giết chết cả người lẫn súc vật. Vì thế, thay vì được hưởng không khí vui xuân, hưởng lộc tại nhà, mọi người phải kéo nhau lên núi lánh nạn thủy quái. Lời cầu cứu vang khắp đất trời, Ngọc Hoàng phái Phật Di Lặc hoá thân thành ông Địa xuống trần gian để cứu giúp chúng sinh khốn khổ. Để thu phục nó, ông Địa (với sự giúp sức của sư tử) dụ con Nien ăn một loại cỏ tiên gọi là Linh chi thảo khiến nó từ một con vật dữ tợn ưa ăn thịt người trở thành một loài thú hiền lành thích ăn các loại rau quả. Sau đó, ông Địa đưa con Nien về trời. Hàng năm, vào những ngày Tết, ông Địa dẫn con Nien (lúc này đã được gọi là con Lân) trở lại trần gian, cùng đi chúc Tết mọi nhà "Hạnh phúc tràn đầy, Tài lộc dồi dào" trong nền nhạc náo nhiệt đón Xuân.

 

2.8 Lân Mở Dưa Hấu

 

Chủ nhà hay công ty … sẽ chuẩn bị một trái dưa hấu to tròn. Dưa hấu là một loại trái cây chỉ vào dịp tết. nên chọn dưa hấu làm loại trái cây này để đại diện. Con lân sẽ múa phối hợp cảm xúc của lân chẳng biết trái dưa là gì nên con lân tìm đủ mọi cách để ăn trái dưa hấu và đem về trao cho chủ nhà. Màu đỏ của dưa hấu tượng trưng cho lộc đỏ trái dưa hấu tượng trưng cho tết và chính vì thế tiết mục này đem lai cho gia đình khàch hàng Công ty Lộc Đỏ Cả Năm ( May mắn cả năm & gia đình sung túc ).

 

 

Nghệ thuật múa lân sư rồng ngày càng trở nên phổ biến và trở thành bộ môn thể thao quen thuộc không còn gò bó theo mùa diễn Tết hoặc lễ hội truyền thống như trước đây. Vì vậy, các đơn vị may in áo múa lân uy tin, chất lượng cũng là việc là các đoàn múa lân quan tâm. Người ta tin rằng lân sư rồng vào nhà là mang đến tài lộc may mắn và hạnh phúc cho gia chủ. Có thể nói, múa lân còn là một nét văn hóa riêng của người Việt Nam được dung nạp với các yếu tố nội sinh, cấu thành và lưu giữ nhằm giới thiệu nghệ thuật biểu diễn cho khách nước ngoài khi đến Việt Nam. Hy vọng những hoạt động truyền thống như múa lân này vẫn sẽ được lưu giữ lâu dài như một bản sắc văn hóa và ý nghĩa tốt đẹp của Việt Nam.

 

 

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

LONG NGHỆ VIỆT NAM

Địa chỉ: 16 Nguyễn Trãi - P. Tân Thiện - Đồng Xoài - Bình Phước

Điện thoại: Mr. Thạnh: 0948 553 434 Email: Longnghe.1991@gmail.com 
Điện thoại:  MS. Sang 0946 25 34 34

Email: Longnghe.1991@gmail.com 

Chi Nhánh Malaysia: No 9 JLN Laman - Suria 3 - TMN Laman Suria - Malaysia.

Ms.Puppet Phung +6016 264 2343

Chi Nhánh Austraylia: Mr. Willis Koh +6143 251 8419

Từ khóa liên quan: múa lân, may in áo múa lân